icon icon icon

Vai trò của Trung Quốc, Mỹ, Nga trên thị trường dầu khí châu Á-Thái Bình Dương (Kỳ I)

Đăng bởi zoditech vào lúc 29/09/2021

Các mỏ dầu ở khu vực đông bắc Trung Quốc trong những năm gần đây đang dần cạn kiệt, dẫn đến việc giảm sản lượng khai thác chung của nước này. Nhưng vào năm 2019, xu hướng này bị đảo ngược do các công ty dầu khí Trung Quốc sử dụng rộng rãi các phương pháp thu hồi dầu tăng cường.
 

Khó có thể tìm thấy một khu vực rộng lớn với nhiều sự thay đổi vector thương mại toàn cầu trong vòng 50 năm qua như khu vực Thái Bình Dương. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, khu vực Tây Thái Bình Dương (từ Nhật Bản đến Indonesia) bắt đầu nhận được hàng hóa thành phẩm từ Bắc Mỹ. Ngược lại, các nền kinh tế được coi là “những con hổ châu Á” hiện đang xuất khẩu hàng nghìn container hàng công nghiệp đến khắp các bến cảng trên toàn thế giới.

Đây không chỉ là bước đột phá về mặt logistics mà còn là bước ngoặt sang một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên mà hầu hết các đội tàu chở nhiên liệu LNG, dầu thô, than từ Mỹ, Canada, Úc… hướng về thị trường các nước châu Á để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng tại đây. Trang tin năng lượng NGV mới đây đã có bài viết mới về vai trò của Trung Quốc, Mỹ, Nga trên thị trường dầu khí toàn cầu đang thay đổi.

Thay đổi tư duy truyền thống

Xuất khẩu năng lượng sang khu vực châu Á hiện nay chứa đầy những dấu hiệu của Chiến tranh lạnh. Khu vực châu Á-TBD hiện trở thành một đấu trường của sự đối đầu thuế quan và chiến tranh thương mại. Thậm chí, khu vực này còn được ví như một “sàn diễn” tiềm năng cho các hoạt động phô trương quân sự, đặc biệt là xung quanh các đảo san hô nhân tạo trên Biển Đông. Điều này có ý nghĩa gì đối với Mỹ, Trung Quốc và Nga cũng như ngành công nghiệp năng lượng của họ?

Vào năm 2017, chính quyền Mỹ lúc bấy giờ đã gây ra cuộc xung đột chưa từng có với Trung Quốc, khiến xuất khẩu công nghiệp của Trung Quốc gần như “sụp đổ”. Nhập khẩu LNG của Mỹ vào Trung Quốc sụt giảm đáng kể. Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm những điều này. Câu hỏi đặt ra là liệu có thể cải thiện tình hình? Giới chuyên gia cho rằng, về lý thuyết thì có, nhưng thực tế cho thấy, Trung Quốc đã rút ra nhiều bài học từ tình huống xung đột với Mỹ. Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực giảm khối lượng xuất khẩu công nghiệp quy mô lớn và đặt cược vào giảm lượng khí thải carbon, phù hợp với Thỏa thuận khí hậu Paris. Một chiến lược đã được thiết lập để phát triển các ngành công nghiệp ít sử dụng năng lượng hơn, chủ yếu là các ngành liên quan đến dịch vụ.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, Trung Quốc đang là nhà sản xuất hàng đầu thế giới thiết bị điện gió và điện mặt trời. Nước này cũng dẫn đầu về sản xuất xe điện. Năng lượng hạt nhân cũng đang được phát triển tích cực trong nước. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã và đang triển khai chiến lược đổi mới đầu tư vào nghiên cứu và phát triển một loạt công nghệ từ than “sạch”, CCS, pin điện, hệ thống lưu trữ năng lượng cho đến hệ thống truyền tải điện, cải tiến công nghệ trí tuệ nhân tạo và các chương trình tin học ứng dụng.

Theo Reuters, công ty PetroChina Fuel Oil đã nhận được chỉ thị từ chính quyền trung ương, ngừng cung cấp dầu nhập khẩu cho một số nhà máy lọc dầu tư nhân lạc hậu ở khu vực đông bắc nước này, nơi sản xuất nhiên liệu động cơ không đảm bảo chất lượng. Điều này có thể dẫn đến sụt giảm khoảng 3% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy chính quyền trung ương thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường.

Tuy nhiên, chúng ta không nên kỳ vọng mức tiêu thụ hydrocarbon sẽ nhanh chóng giảm ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Ngược lại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển quy mô lớn hệ thống giao thông của đất nước, đặc biệt là hạ tầng hàng không và đường biển. Quá trình điện khí hóa có thể không đáp ứng nhu cầu vận tải một cách chắc chắn. Do đó, tiêu thụ các sản phẩm xăng, dầu truyền thống dự kiến sẽ tăng lên đáng kể.

Một yếu tố khác góp phần vào tăng trưởng tiêu thụ dầu thô, khí đốt là việc nền kinh tế Trung Quốc giảm tỷ trọng tiêu thụ than đá. Năm 2019, tỷ trọng than đá trong cán câu năng lượng quốc gia đạt 58%, trong khi dầu mỏ chiếm 20%, khí đốt và thủy điện chiếm 8% mỗi loại, NLTT khác chiếm 5% và năng lượng hạt nhân chiếm 3%. Một câu hỏi được đặt ra từ lâu là liệu siêu cường quốc 1,4 tỷ dân này có khả năng tự cung, tự cấp dầu mỏ với trữ lượng còn khá khiêm tốn so với nhu cầu? Đa số chuyên gia cho rằng, câu trả lời là không.

Nhập khẩu năng lượng là bắt buộc

Các mỏ dầu ở khu vực đông bắc Trung Quốc trong những năm gần đây đang dần cạn kiệt, dẫn đến việc giảm sản lượng khai thác chung của nước này. Nhưng vào năm 2019, xu hướng này bị đảo ngược do các công ty dầu khí Trung Quốc sử dụng rộng rãi các phương pháp thu hồi dầu tăng cường. Kết quả là sản lượng dầu của nước này đạt 4,9 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, cái giá phải trả không hề rẻ. Các khoản đầu tư vào lĩnh vực thượng nguồn của Trung Quốc năm 2018 tăng 30%, năm 2019 là 23%. Đại dịch Covid-19 và sự sụp đổ giá dầu đã xóa tan hy vọng có lợi nhuận trong phân khúc này. Ngay cả việc Trung Quốc vội vàng chào mời các nhà đầu tư vào nước này mua cổ phần các các dự án dầu khí của mình cũng không giúp cải thiện tình hình. Trong điều kiện này, nhập khẩu hydrocarbon vào Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó, cách duy nhất để xóa sự thống trị của than là gia tăng ổn định tiêu thụ dầu thô và khí đốt.

Hiện nay, khoảng 44% sản lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Trung Đông (trong đó KSA chiếm 16%, châu Phi chiếm 18% và Mỹ Latinh chiếm 15%). Trung Quốc không thể cắt dòng chảy này vì những lý do khách quan. Ngoài nhu cầu tiêu thụ năng lượng, nước này còn đầu tư, cung cấp sản lượng hàng hóa nhất định cho các nước xuất khẩu dầu, giúp đảm bảo vị trí dẫn đầu toàn cầu. Trong những thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 300 tỷ USD cho riêng châu Phi. Do đó, thông qua việc nhập khẩu dầu và LNG, nước này có thể thu hồi các khoản đầu tư trên.

Mục tiêu trung lập về khí hậu bị hoãn lại

Hầu hết các quốc gia hậu công nghiệp trên thế giới đã cam kết chấm dứt sản xuất điện dựa trên nhiên liệu hóa thạch vào năm 2035 và đạt mục tiêu trung hòa carbon trong giai đoạn 2040 - 2050. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với Trung Quốc.

Một sự chuyển đổi năng lượng quá “gượng ép” sẽ dẫn đến sự sụp đổ chính sách nền tảng của kinh tế Trung Quốc. Hơn nữa, điều này dẫn đến suy yếu vị thế quốc tế của quốc gia này. Kinh nghiệm mà Trung quốc tích lũy trong nhiều thập kỷ cho thấy, họ cần tránh những bước đi đột ngột và mang tính “hấp tấp”. Do đó, chính quyền nước này đưa ra một cam kết khá thận trọng: trung hòa carbon đến năm 2060.

Phía Mỹ rõ ràng không hài lòng với quyết định này của Trung Quốc. Thực tế cho thấy, Mỹ hiểu rằng, cam kết chậm trễ như vậy sẽ chỉ tạo lợi thế cho các nhà sản xuất Trung Quốc trên thị trường toàn cầu, giúp nước này sớm đánh bật Mỹ, trở thành nền kinh tế hùng mạnh nhất. Nếu đẩy Trung Quốc vào thế buộc phải trung hòa carbon với tốc độ nhanh chóng, nước này sẽ lâm vào khủng hoảng chính sách sinh thái và không thể đạt mục tiêu lãnh đạo tuyệt đối ở châu Á. Điều rõ ràng là điều Mỹ mong muốn.

Ngoài việc thúc đẩy Trung Quốc tiến tới quá trình chuyển đổi năng lượng nhanh chóng, Mỹ có một cách khác để gây áp lực lên chính quyền nước này. Đó là nỗ lực đưa "các tuyến đường dầu khí" ở châu Á-TBD và Trung Á nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ. Điều này có thể khiến Trung Quốc lâm vào khó khăn, dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu và cuối cùng phải phục tùng trước phương Tây một lần nữa, như trong thời kỳ triều đại nhà Thanh thế kỷ 19.

Thử thách này không phải là mới và có thể được nhìn thấy đằng sau tất cả các cuộc đụng độ đã phát sinh giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Thật vậy, vào những năm 1940-1950, cuộc chiến tranh Triều Tiên đã trở thành nút thắt xung đột giữa hai nước. Vào đầu những năm 1950 và 1960, lãnh thổ Đài Loan đã trở thành nơi tranh chấp mới. Trong những năm 1970 và 1980, khu vực Tây Tạng, "cái nôi thiêng liêng của Phật giáo, đã chiếm vị trí hàng đầu trong các tuyên bố của Mỹ. Kể từ năm 1997, khi Anh buộc phải trả lại thành phố cảng Hồng Kông, với các trung tâm tài chính và trao đổi thương mại cho Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện bảo trợ và tiếp sức cho phe đối lập ở Hồng Kông. Vào đầu thế kỷ 21, Mỹ nhận sự bảo vệ "những người du mục Hồi giáo bất hạnh" ở Khu tự trị Tân Cương, miền tây Trung Quốc.

Và bây giờ, vào đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, người Mỹ đặt sự giám sát quân sự của Đài Loan lên vị trí đầu tiên. Eo biển Đài Loan một lần nữa tập trung lực lượng hải quân Mỹ và các máy bay tuần tra thế hệ tiếp theo đồng hành với các cuộc biểu tình chống chính quyền Trung Quốc. Vậy tại sao Mỹ lại quay trở lại với "quân bài Đài Loan" này một lần nữa?

Các chuyên gia Mỹ tin rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã quyết định đánh dấu sự kết thúc “triều đại” của mình tới đây bằng thành tựu quan trọng nhất là chính thức thống nhất Trung Quốc đại lục với Đài Loan. Điều này kích thích việc thiết lập chính sách đối ngoại mới của Mỹ. Mà bất kỳ cuộc thống nhất lãnh thổ nào, ở bất cứ nơi nào trên thế giới được thực hiện bởi “kẻ thù” của nước Mỹ, đều giống như một cơn ác mộng đối với cường quốc này.

(Còn tiếp)...

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: